bookmark_borderHợp đồng nguyên tắc là gì và những thông tin liên quan

Trong các hoạt động thường ngày, đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thì việc xuất hiện các hợp đồng nguyên tắc sẽ giúp quá trình trao đổi được diễn ra thuận lợi hơn, và đây chính là cơ sở để đi đến việc ký kết hợp đồng kinh tế.

Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Chúng ta không thể tìm thấy một quy định cụ thể về hợp đồng nguyên tắc trong bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn được mọi người sử dụng như là cách thể hiện sự đồng thuận về các nguyên tắc đã được đưa ra giữa các bên về một mặt hàng hay một dịch vụ nào đó. Hợp đồng này không mang tính chi tiết mà chỉ đưa ra phương hướng, làm nền tảng cho một hợp đồng chính thức.

Hợp đồng nguyên tắc được xem là bản hợp đồng khung, là bước đầu cho những hợp đồng về sau. Thông thường, các hợp đồng nguyên tắc sẽ được ký kết vào đầu năm. Trong trường hợp những năm về sau xuất hiện sự thay đổi thì có thể bổ sung thêm phụ lục cho phù hợp.

Khi thực hiện ký kết hợp đồng nguyên tắc, các thỏa thuận đã được đưa ra sẽ có giá trị theo thời gian nêu rõ trong hợp đồng, cho nên những hợp đồng kinh tế về sau sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của bản hợp đồng nguyên tắc. Việc này được xem là bước giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho việc phải ký kết nhiều hợp đồng có cùng nội dung thỏa thuận.

Đặc điểm của hợp đồng nguyên tắc

  1. Nội dung

Nội dung của hợp đồng sẽ phụ thuộc sự thỏa thuận giữa các bên mà hình thành. Tuy nhiên, những nội dung này thường không thể hiện cụ thể về một hoàn cảnh, sự việc mà sẽ là những nguyên tắc cơ bản, làm nền tảng cho những bản hợp đồng sau, dựa trên sự hợp tác lâu dài.

Những nội dung cụ thể thường gặp có thể kể đến như thời gian, địa điểm, phương tiện nhận, giao hàng; cách thức thanh toán, nhận tiền;…

  • Hình thức

Như trên đã đề cập, không có quy định cụ thể trong bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng nguyên tắc, cho nên, hợp đồng này có thể hình thành dưới những hình thức khác nhau như bằng miệng, văn bản hay hành vi. Tuy nhiên, một số hợp đồng có liên quan mật thiết đến hoạt động giao dịch, hợp tác lâu dài giữa các bên, có thể kể đến như hợp đồng nguyên tắc bán hàng, hợp đồng nguyên tắc xây dựng,… vì chúng có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ mỗi bên cho nên, những chúng cần được lập thành các văn bản, có chữ kỹ, xác nhận và đóng dấu mộc đầy đủ (chủ thể là pháp nhân).

Khi lựa chọn hình thức hợp đồng, bạn cần dựa vào sự quan trọng của thỏa thuận nhằm tránh xảy ra những vấn đề phát sinh không đáng có. Ví dụ như tranh chấp quyền lợi về sau thì hợp đồng sẽ là cơ sở làm bằng chứng trước cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, sử dụng hình thức văn bản sẽ giúp các bên có cơ sở để thực hiện một cách chính xác nhất.

  • Chủ thể của hợp đồng nguyên tắc

Cũng tương tự những loại hợp đồng khác, chủ thể khi tham gia các giao dịch, trao đổi, thỏa thuận phải là người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, các chủ thể phải dựa trên sự hợp tác một cách tự nguyện thì bản hợp đồng đó mới có hiệu lực.

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên

Cũng tương tự những loại hợp đồng khác, quan hệ giữa các bên trong hợp đồng nguyên tắc sẽ là quyền của bên này chính là nghĩa vụ cần phải thực hiện của bên kia và ngược lại. Như vậy, với những thỏa thuận đã được hai bên đưa ra và nhất trí đưa vào hợp đồng thì bắt buộc các bên phải thực hiện đúng theo những thỏa thuận đó. Và tất nhiên, bên cạnh nghĩa vụ, mỗi bên hoàn toàn có quyền yêu cầu bên còn lại phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc đã đề ra. Nếu bên còn lại không thực hiện hoặc thực hiện sai thì bên này có thể kiện đến cơ quan có thẩm quyền để bồi thường hay giải quyết.

Với những thông tin tổng quát về hợp đồng nguyên tắc, hy vọng đã giúp bạn bổ sung thêm các kiến thức cần thiết cho quá trình làm việc của mình. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân, công ty trong quá trình hợp tác kinh doanh, bạn nên tìm hiểu thêm các quy định có liên quan nữa nhé.

bookmark_borderTìm hiểu công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng anh là gì?

Nhắc đến công ty trách nhiệm hữu hạn thì chắc hẳn ai cũng đã từng được nghe đến. Tuy nhiên, bạn có nắm được những đặc điểm về loại hình này cũng như biết công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng anh là gì? Vậy nên, nếu bạn muốn tìm hiểu, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Công ty trách nhiêm hữu hạn là gì?

Ở nước ta hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến được pháp luật thừa nhận. Với loại hình này, các thành viên sẽ góp vốn với nhau để thành lập công ty và trách nhiệm của họ về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính chỉ dừng lại ở số vốn mà họ đã đóng góp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trong đó, nếu chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức góp vốn xây dựng, quản lý công ty sẽ được gọi là công ty TNHH một thành viên. Trường hợp có từ hai đến 50 thành viên hoặc tổ chức góp vốn sẽ được gọi là công ty TNHH hai thành viên trở lên. Và trên 50 người góp vốn phải chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng anh là gì?

Thông thường, mỗi công ty sẽ có tên viết tắt của mình. Theo đó có thể sử dụng tên tiếng Việt hoặc tiếng Anh để viết tắt cho tên công ty. Trong trường hợp công ty muốn viết tắt theo tên tiếng Anh, vậy thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng Anh là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn được dịch sang tiếng Anh là Limited Liability Company, viết tắt là Ltd. Ví dụ, công ty Khải Minh là công ty trách nhiệm hữu hạn, nên khi viết tắt theo tiếng Anh sẽ là Khaiminh Co.Ltd.

Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn

  1. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân

Bởi vì công ty TNHH có tư cách pháp nhân có nên công ty có con dấu riêng, có trụ sở của mình, có tài sản độc lập cũng như được tự nhân danh vào các quan hệ pháp luật mà không bị ràng buộc vào tư cách của chủ sở hữu. Cho dù là công ty TNHH một thành viên hay hai thành viên trở lên đều có tư cách pháp nhân.

  • Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn

Như tên gọi, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong khoản vốn mà mình đã đóng góp. Đây được xem là ưu điểm của loại hình này, khi tách biệt tài sản cá nhân với vốn đóng góp vào công ty.

  • Về huy động vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền huy động vốn thông qua các hoạt động như vay vốn, tín dụng. Công ty cũng có quyền phát hành trái phiếu riêng. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn lại không được quyền phát hành cổ phiếu, các loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử như công ty cổ phần.

Một số lưu ý khi thành lập công ty TNHH

  1. Về cách đặt tên

Khi đăng ký tên cho công ty, bạn hãy đặt tên theo quy tắc như sau:

Công ty + trách nhiệm hữu hạn hoặc TNHH + tên riêng

Trong đó, tên riêng phải được đặt dựa theo bảng chữ cái tiếng Việt.

  • Vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ công ty là số vốn được cam kết sẽ đóng góp đủ trong khoảng thời gian 90 ngày hoặc ngắn hơn dựa theo quy định trong điều lệ mà công ty đăng ký tính từ ngày cấp giấy phép kinh doanh. Hiện nay, ngoại trừ một số ngành nghề có quy định số vốn tối thiểu phải đóng góp ra thì đa số là không có quy định cụ thể về số vốn tối thiểu hay tối đa.

  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Không riêng gì công ty trách nhiệm hữu hạn mà tất cả các loại hình công ty khi đăng ký cũng cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh và áp mã theo quy định. Các doanh nghiệp cần để ý điều kiện đăng ký ngành nghề kinh doanh cho phù hợp.

Việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến công ty trách nhiệm hữu hạn tiếng anh là gì sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại hình kinh doanh này. Từ đó bổ sung kiến thức cho bản thân hay có những lựa chọn phù hợp khi có ý định thành lập công ty.